Trung Quốc ngưng mua, thanh long Bình Thuận rớt giá (VOA)

#VOATIENGVIET Tin tức: , , . Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào để vượt tường lửa. Tỉnh Bình Thuận được coi là thủ phủ của cây thanh long với diện tích được ghi nhận theo số liệu của bộ nông nghiệp là hơn 30 ngàn héc ta thanh long, tập trung chủ yếu ở các huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc, chiếm hơn 70% tổng diện tích thanh long cả nước. Thị trường truyền thống của trái thanh long Bình Thuận chủ yếu là nội địa và Trung Quốc. Bà Nguyễn Thị Dung, nông dân Bình Thuận chia sẻ: “Trụ xi măng, rồi mình trồng hom. Hom xong rồi khoảng một năm là nó lên tới đầu giàn, là mình cũng bỏ phân, tưới nước vậy, bỏ rơm vô. Rồi năm sau nó có trái chiến. Trái chiến, một, hai trái thôi đó nhe. Khoảng 3 năm là mình ăn chính vụ luôn”. Quy trình canh tác thanh long khá dài, tốn nhiều công sức và tiền của đầu tư lúc ban đầu. Tuy nhiên chưa năm nào giá lại rớt thê thảm như năm nay. Giá đã xuống tận đáy nhưng nhiều nhà vườn vẫn không bán được. Bà Phượng, nông dân Hàm Thuận Nam, cho biết: “Cái mùa này là nông dân người ta bị thất giá hết. Không có lấy lại một cái lợi nhuận gì hết. Vừa tiền phân, tiền rơm, tiền thuốc. Rồi cái công mà người ta phải mướn người để mà vô thuốc đó, rồi vuốt tay đồ này kia đó, là coi như là bằng không hết”. Nhiều nông dân nói với chi phí đầu tư lớn, nhất là những hộ chong đèn, mỗi ký thanh long bán ra thị trường với giá từ đồng họ mới mong có lãi. Vì vậy, đây là vụ mùa mà nhiều gia đình đầu tư cho thanh long ở thủ phủ Bình Thuận đang phải khóc ròng do thương lái Trung Quốc bất ngờ ngưng mua. Bà Dung nói: “Giờ, mấy năm trước giờ là mình tiêu thụ sang Trung Quốc thôi”. Bà Phượng tiếp lời: “Tại vì hiện nay là Trung Quốc nó qua, nó mua trực tiếp. Cho nên mấy người bên Trung Quốc đó là người ta đóng công ty trực tiếp tại ở tỉnh Bình Thuận luôn. Các vùng huyện luôn. Cho nên là người Trung Quốc sẽ biết, nó vô nó mua giá trực tiếp của mình luôn. Mà khi mà nó biết biến động gì, là nó từ chối thẳng, mình không làm giá gì được hết!”. Cách đây hơn 10 năm thương lái Trung Quốc đã có mặt ở Bình Thuận. Thị trường mua bán thanh long hầu như đã bị những thương lái này khống chế. Bà Phượng nói rằng dẫu ế, vẫn phải trồng tiếp: “Bán một ngàn đồng một ký mà cũng không ai vô mua hết. Cho nên buộc lòng là người ta phải cắt xả xuống vườn hết, hoặc là để trên cây cho nó tự rụng ra hết… Nhưng mà người ta phải cắt, phải xả xuống vườn hết, phải mướn công người dọn nữa để chuẩn bị vô đây là mùa vụ. Không ai tính đổi hết, tại vì đất ở đây là đất khô cằn nên nó chỉ thích hợp với cây thanh long à”. Thương lái Trung Quốc từ chối mua nên thanh long Bình Thuận đang đổ về bán lề đường ở Sài Gòn. Rồi những chiếc xe đẩy bán dạo treo lủng lẳng trái cây với giá bán rẻ rề, vẫn thưa thớt người dừng bước ghé lại để mua.